Lễ Kính Tước Hiệu Dòng Thương Khó Chúa Giêsu

Thứ Th 6,
17/02/2023
Đăng bởi Truyền Thông Thương Khó

LỄ TRỌNG THỂ TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU
KÍNH TƯỚC HIỆU DÒNG THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU


Hằng năm, vào ngày thứ Sáu trước thứ Tư lễ Tro, Dòng Thương Khó Chúa Giêsu trên toàn thế giới cử hành trọng thể Lễ Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu và đồng thời kỉ niệm Tước Hiệu Dòng.

Ngay từ lúc mới chớm nở ơn gọi, thánh Phaolô Thánh Giá đã bắt gặp những hình ảnh về Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu trong các thị kiến của mình. Ngài luôn nhìn thấy một Đức Giêsu bị trần truồng và đau khổ nơi những khuôn mặt của người nghèo. Và có lẽ, vì cảm nhận được Đức Giêsu chịu đóng đinh là Đấng nghèo nhất trong số những người nghèo “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9, 58), nên khi mới thành lập Hội Dòng, ngài đã đặt tên đầu tiên của Dòng là “Người Nghèo Của Chúa Giêsu” (1720), nhằm kết hiệp một cách sâu xa với những sự Thương Khó của Thiên Chúa. Dần già theo thời gian, sau 1727, khi ngài đã lãnh chức linh mục và kinh nghiệm sâu sắc hơn về Mầu Nhiệm Thương Khó, thánh nhân đã đổi tên Dòng thành ‘Dòng Thương Khó Chúa Giêsu’.

Thánh Phaolô Thánh Giá không muốn biến đau khổ đến mức tuyệt đối. Ngược lại, ngài chỉ muốn cảm nghiệm lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Với thánh nhân, Cuộc Thương Khó cũng không phải là tuyệt đối, nhưng điều tuyệt đối đây là mối hiệp nhất mật thiết với Thiên Chúa. Ngài đã tin rằng, mối hiệp nhất ấy với Thiên Chúa là tột đỉnh, là đỉnh cao, và mọi sự diễn ra theo Thánh Ý Thiên Chúa trong niềm hoan lạc, dù nó có thuận lợi hay không, và nhất là trong những thập giá đến với trên đường đời chúng ta. Cuộc Thương Khó đích thực của Chúa Giêsu là, hoàn toàn tuân phục theo thánh ý Thiên Chúa Cha. Đó là cánh cửa bước vào mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Linh hồn khao khát được chịu đóng đinh; nhờ đó, nó có thể được nên một với vị Thiên Chúa chí ái này.

Như một minh chứng về điều này, thánh Phaolô hiểu ra việc ngài bị khước từ của mình tại dinh thự Giáo Hoàng, như một thánh giá có lợi mà không hề là thất bại. Trước tượng Đức Maria (Madonna Salus Populi Romani – nghĩa là, Mẹ là Đấng bảo vệ dân thành Rôma) tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rôma, thánh Phaolô đã nhận thấy, sự khước từ của Đức Giáo Hoàng hôm đó thực sự là một sự hối thúc, để hoàn thành sứ mạng mà ngài đã khởi sự. Ngài nói, “Tôi được gợi hứng và cho rằng, thời điểm thực sự để được chấp thuận Tu Luật vẫn chưa đến”. Dù bị khước từ, nhưng thánh Phaolô vẫn tuyên một lời khấn là, sẽ thành lập một Hội Dòng để cổ võ cho linh hồn các tín hữu việc tưởng nhớ sống động Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu. Ngài muốn kết hiệp chính mình với Thiên Chúa qua con đường cầu nguyện, và để nối kết những người khác cùng chí hướng cho sự hiệp nhất này, bằng con đường suy niệm về Cuộc Thương Khó. Thánh nhân nhận ra rằng, thời điểm thích hợp vẫn đang ở phía trước mình.

Thực tế, tấm tu phục màu đen được khoác lên mình ‘trong màu khăn tang vĩnh viễn’ cho cái chết đau thương ngày đêm của Chúa Giêsu cho thấy, thánh Phaolô coi sự tưởng nhớ về Mầu Nhiệm Thương Khó này sẽ kéo dài và lan tỏa đến như thế nào. Bởi thế, các tu sĩ Thương Khó phải hết sức nỗ lực cho một sự hiệp nhất thánh thiện với Thiên Chúa qua con đường cầu nguyện, và sau đó, hướng dẫn người khác cùng thi hành sứ vụ cách tương tự. Hiển nhiên đây là điều vốn có trong cuộc sống mà không phải là điều kiện của một lời khấn đặc biệt đòi hỏi. Trong cuốn Tu Luật sơ khởi của thánh Phaolô không đề cập đến một lời khấn đặc biệt nào. Với thánh Phaolô, đây không phải là lòng sùng kính được thêm vào trong một lối sống tu trì, nhưng đúng hơn, nó chính là cuộc sống!

Khi bản Tu Luật Altieri (Codex Altieri - tức bản Tu Luật được Đức Hồng Y Laurence Antieri phê duyệt), được tu sửa năm 1736 để trở thành bản văn hợp pháp hơn, thì hạn từ ‘tưởng nhớ’ (tưởng niệm) trong bản dịch tiếng Latinh được đổi thành hạn từ ‘sùng kính’. Theo cách này, lời khấn sẽ là ‘để cổ võ lòng sùng kính Cuộc Thương Khó’, mà đây lại không phải là điều thánh Phaolô hướng đến trong tâm trí ngài. Hạn từ ‘tưởng nhớ’, xét về ý nghĩa dưới nhãn quan Thánh Kinh và tâm lý thì nó phong phú, sâu sắc hơn so với hạn từ ‘sùng kính’. Tuy nhiên, nó lại ít ý nghĩa và kém phổ biến vào thời thánh Phaolô, vì lòng sùng kính không liên kết với việc thực hành đạo đức đơn thuần như nó nhắm tới ý nghĩa. Ngày nay, một lần nữa chúng ta lại nói về các hạn từ ‘tưởng nhớ’, ‘tưởng niệm’ và đặc biệt là ‘tưởng nhớ một cách sống động’.

Thánh Phaolô Thánh Giá đã hiểu rằng, cuộc đời thánh thiện là đời sống phải chịu đóng đinh, và từ bỏ vinh quang (tức là dốc hết tình yêu của mình) là bản chất đích thực của Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu. Chúa Cha không hề giữ tình yêu cho riêng Ngài. Ngài đã trao ban tình yêu đó cách trọn vẹn cho Chúa Con, Đấng mà chính Chúa Con đã nhấn mạnh, “Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống” (Lc 17, 33). Thánh Phaolô Tông đồ cũng từng thừa nhận, “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Đây là một sự thật mà không thể diễn tả hết bằng ngôn ngữ được. Trong nỗ lực thực thi điều này, thánh Phaolô Thánh Giá viết:

“Trong lối sống cô tịch thánh này, trạng thái bên trong bạn, bạn được tái sinh trong Ngôi Lời cho một sự sống mới của tình yêu. Thiên Chúa an nghỉ trong bạn: Thiên Chúa thấm nhập, đi vào trong toàn thể con người bạn, và bạn hoàn toàn ở trong Thiên Chúa, trọn vẹn được biến đổi trong tình yêu của Ngài,…À nhưng mà, lý trí tôi lạc mất rồi và cách diễn tả tôi lại quá vụng về”.

Quả thật, thánh Phaolô đã cảm nghiệm được ơn biến đổi này và ngài tin rằng, đó là điều có thể dành cho tất cả mọi người qua cánh cửa ‘cánh cửa cô tịch thánh’ này. Đối với thánh nhân, ơn biến đổi này nơi Cuộc Thương Khó dẫn đến việc sinh lại một con người mới trong Thiên Chúa. Vì lý do đó mà người ta cho rằng, phương châm cho sự nghiệp cuộc đời của thánh nhân có thể là, “Chiêm niệm và dẫn người khác đến với sự chiêm niệm”.

Thánh Phaolô nhận thấy, tập luyện đức khó nghèo như một bảo đảm để trở thành con người mới này. Đó là lý do tại sao lúc khởi đầu thánh nhân đã đặt tên Hội Dòng mình là, ‘Dòng Người Nghèo Của Chúa Giêsu’. Thánh Giá, trước đây được coi là đau khổ và nhục nhã, thì nay nó là từ bỏ, hoặc một sự khước từ bám víu vào những nhu cầu của chính bản thân, và thậm chí là khước từ luôn cả quyền lực. Thánh nhân bày tỏ:

“Thánh giá phải được biểu lộ cho người ta biết rằng, tu sĩ Dòng Thương Khó không mưu cầu của cải vật chất, nhưng chỉ hướng đến tìm kiếm ơn cứu rỗi đời đời cho mình mà thôi”. Theo đó, ý nghĩa phong phú và mạnh mẽ nhất của hoạt động tông đồ là, phải được loại bỏ để thay thế cho những ý nghĩa đơn giản và điều bé nhỏ nhất.

Thông điệp về thập giá là để, tìm kiếm sự hình thành những cá nhân và cộng đoàn khó nghèo, điều không được thiết lập dựa trên khôn ngoan của thế gian, nhưng nó phải được dựa trên một lòng tự nguyện hiện hữu vì người khác. Khi thi hành lối sống này, bao giờ chúng ta biết chấp nhận vác lấy những gánh nặng của người khác, thì khi đó sẽ xuất hiện một cuộc ‘tưởng niệm sống động đầy tích cực’ về thập giá. Nếu một cộng đoàn nào thấm nhuần được tinh thần này mà dấn thân đấu tranh cho những người bé mọn nhất, thì đã trao ban sự sống đó theo gương Thầy chí thánh Giêsu, Đấng chịu đóng đinh rồi.

Hôm nay, mừng lễ Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu - Kính Tước Hiệu Dòng Thương Khó Chúa Giêsu, xin cho mỗi người, mỗi gia đình và đặc biệt mỗi tu sĩ Thương Khó luôn đắm chìm vào, để cảm nghiệm tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Mầu Nhiệm Thập Giá của Đức Kitô trong Mùa Chay sắp tới này. Nhờ đó, tất cả cùng bước ra trong sự hân hoan lên đường, rao giảng và quảng bá Mầu Nhiệm cứu độ này đến cho thế gian.

Truyền Thông Thương Khó
 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: