Thứ Th 3,
04/04/2023
Đăng bởi Truyền Thông Thương Khó
Lời Chúa: Mt 26, 14-25
Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt, đi gặp các thượng tế mà nói: “Tôi nộp ông Giê-su cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giêsu. Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” Các môn đệ làm y như Đức Giêsu đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua. Chiều đến, Đức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!” Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!”
Suy Niệm
Các Tin Mừng cung cấp rất ít thông tin về mười hai môn đệ của Chúa Giêsu. Phêrô là người được biết đến nhiều nhất, từ khi Chúa Giêsu trao sứ vụ đặc biệt cho ông cũng như đã ở lại nhà ông ở Caphátnaum.
Tiếp đến là Giuđa. Tin Mừng Mátthêu cung cấp nhiều thông tin về ông này nhiều hơn các cách sách khác trong Tân Ước. Đoạn này được dùng để đọc trong ngày “Thứ Tư Gián điệp” là một ngày trong Tuần Thánh nhắc lại chuyện Giuđa đi gặp những người lãnh đạo để trao nộp Chúa Giêsu với các giá ba mười đồng bạc.
“Chẳng lẽ con sao?” là lời của các môn đệ lần lượt hỏi Chúa Giêsu khi Người công bố có kẻ sẽ phản bội. Chúng ta cũng lên tiếng như thế, khi chúng ta quan sát Giuđa đã được chỉ ra. Cũng như Phêrô chúng ra cũng nói rằng mình không chối Chúa. Nhưng những bài đọc trong những ngày này cảnh báo chúng ta về sự liên đối của các tội nhân cũng như sự thông công của các thánh. Chúng ta cũng là những môn đệ tội lỗi. Chúng ta không xa các tông đồ đã từng chung bàn với Chúa Giêsu.
Như tội nhân, chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh vốn bắt đầu từ tối thứ Năm Tuần Thánh đến hết Chúa Nhật Phục Sinh. Thiên Chúa thể hiện lòng thương xót tuyệt vời; chúng ta hy vọng về sự tha thứ và cuộc sống mới mà Chúa Giêsu đã trao ban cho các môn đệ khi Người rời bỏ các ông trong đêm trước khi chịu chết.
“Chúng ta mong ước tìm Đấng Toàn Diện, là Thiên Chúa, phải đưa dẫn chúng ta đến hư không. Thiên Chúa là “ĐẤNG HIỆN HỮU”; chúng ta thì không, mặc dù chúng ta cố gắng đào sâu nhất có thể, chúng ta không tìm thấy gì, chỉ là hư vô. Còn chúng ta là những kẻ tội lỗi còn tệ hơn cả hư vô”
Cầu Nguyện Cùng Thánh Phaolô Thánh Giá
“Thiên Chúa, sáng tạo muôn vật hữu hình và vô hình từ hư không. Đấng Toàn Thiện, bằng việc đưa ra sự lành từ sự dữ qua việc công chính hóa tội nhân, thể hiện công trình vĩ đại toàn năng hơn việc tạo dựng ngàn vạn thế giới rộng lớn và xinh đẹp hơn thế giới này. Vì công chính hóa tội nhân, Người đã kéo họ ra khỏi tội lỗi, một thung lũng tối tăm và sâu thẳm hơn cả chính sự hư không.” (Thư 248, ngày 9 tháng Tám, 1740)
Lời Nguyện
“Lạy CHÚA, xin lấy lòng nhân hậu mà đáp lại lời con” (Tv 69). Amen.
Chuyển dịch từ cuốn sách: “A Lenten Journey with Jesus Christ and St. Paul of the Cross” của cha Victor Hoagland, C.P.