Cạnh Sườn Bị Đâm Thâu Của Đức Giêsu Bảo Chứng Cho Tình Yêu Đến Cùng Của Thiên Chúa
Con người sống là để yêu và để được yêu. Tình yêu có thể được diễn tả ngay trong đời sống thường nhật. Đó là những câu chuyện tình của những chàng trai cô gái, tình yêu giữa cha mẹ với con cái hay đơn giản là tình yêu giữa những con người với nhau. Tuy nhiên, vẫn có đó một tình yêu vượt lên trên tất cả tình yêu, một tình yêu từ muôn thuở cho tới muôn đời, tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16). Đức Giêsu đã xuống thế làm người, đã chịu khổ nạn và chết trên cây thập giá để làm chứng cho tình yêu ấy. Và trên cây thập giá, Ngài bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn, chung quy cũng chỉ vì yêu.
Nguyễn Hiếu là một nhà văn Trung Quốc, trên đường lên kinh ứng thí, ông gặp một gã thợ săn và được nghe ông ấy kể về một đôi chim nhạn đã bị ông bắn chết một con. Con chim còn lại thấy bạn tình bị bắn chết, thì lao thẳng xuống đất và chết theo. Nguyễn Hiếu đã mua lại đôi chim đó và chôn chúng cùng nhau. Lấy cảm hứng từ câu chuyện đó, ông đã viết tập ‘Mô Ngư Nhi – Nhạn Khâu. Trong tập này, ông đã diễn tả nỗi thương cảm đối với tình yêu của đôi chim nhạn như thế này:
"Hỡi thế gian tình là chi mà đôi lứa hẹn thề sống chết. Trước đây trời Nam đất Bắc, nắng mưa gió rét vẫn có nhau. Trải qua thời gian bên nhau đẹp đẽ, ly biệt thật đau lòng. Chung quy vì si tình như đôi nam nữ. Hãy nói cho ta, từ nay sớm chiều qua ngàn núi tuyết, lẻ bóng đơn độc, biết đi đâu về đâu."
Trong bộ phim “Thần Điêu Đại Hiệp,” những lời thơ ấy lại một lần nữa được nói đến. Lý Mạc Sầu vì yêu say đắm Lục Triển Nguyên đã chẳng màng tới gia phong lễ giáo. Tuy nhiên, Lục Triển Nguyên đã bội ước và cưới người khác làm vợ. Lý Mạc Sầu vì thế đã trở nên lạnh lùng và tàn độc. Cô cho phép vợ chồng Lục Triển Nguyên sống mười năm, và sau đó sẽ trở lại giết họ. Tuy nhiên, khi cô trở lại Lục Triển Nguyên đã chết, và vợ anh ta đã chết theo chồng. Lý Mạc Sầu không tài nào hiểu được, Nàng đã thốt lên dòng thơ ấy cứ mỗi lần xuất hiện. “Hỡi thế gian tình ái là chi mà đôi lứa thề nguyền sống chết?”
Quả thế, tình yêu là điều chúng ta không thể dễ dàng định nghĩa, cũng chẳng dễ gì diễn tả nó nên câu. Ta hiểu, ta cảm nhận, ta biết đó là yêu. Nhưng lại chẳng thể đem ra một lời giải thích cặn kẽ. Nhà thờ Xuân Diệu cũng cố cất nghĩa tình yêu. Trong bài thơ ‘Vì Sao’ ông đã viết như thế này:
“Làm cất nghĩa được tình yêu. Có nghĩa gì đâu một buổi chiều. Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt. Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”
Tuy nhiên, đấy là cảm xúc riêng tư của Xuân diệu. chất thơ của ông làm cho người ta càng mộng mị, càng mơ hồ hơn trong tình yêu. Và trong khi thơ ca, vốn là ngôn ngữ của con tim, cũng chẳng thể nói rõ về tình yêu, thì cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu trên thập giá lại là bảo chứng về tình yêu đến cùng của Thiên Chúa.
Điều gì khiến Thiên Chúa xuống thế làm người? Điều gì khiến Người ôm lấy sự yếu đuối và đau khổ của con người? Điều gì khiến Người phải chịu đựng sự nhục mạ và xấu hổ? Điều gì khiến Ngài chịu khổ hình và chịu chết? Câu trả lời đó là tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu, nên Ngài vì đã tạo nên ta, để ta tham dự vào tình yêu nơi sự sống thần linh của Ngài (Ad Gentes n.2). Tuy nhiên, liệu chúng ta có đủ sức đễ đón nhận tình yêu ấy?
Thưa không, điều đó là quá sức đối với chúng ta. Vì thế, khi tạo nên ta và Thiên Chúa ban cho ta khả năng có thể lớn lên từng ngày trong ân sủng của Chúa, để rồi ta được quen dần với việc được Thiên Chúa yêu thương cho tới một ngày ta đủ sức đón nhận tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa, đủ sức tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.
Điều sai lầm của con người là muốn đẩy nhanh quá trình lớn lên. Adam và Eva đã gạt qua ân sủng của Thiên Chúa, cậy vào sức mình để có thể như Chúa. Dục tốc bất đạt, Adam và Eva không những đã thất bại mà còn làm cho cả loài người mất đi khả năng lớn lên trong ân sủng. Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn bỏ rơi chúng ta, Con Một của Ngài nhập thể, chịu chết và sống lại để hoàn lại cho con người tình trạng nguyên thủy, khả năng có lớn lên trong ân sủng để có thể được kết hợp với Chúa trong tình yêu. Cạnh sườn bị đâm thâu của đức Giêsu là dấu chỉ để quân lính cho rằng Ngài đã chết.
Nhưng đối với thánh Gioan, đó lại là dấu chỉ của tình yêu đến cùng. Gioan là người duy nhất mô tả việc Đức giêsu bị lưỡi đòng đâm thâu. Thú vị thay, cũng chính ngài mở đầu trình thuật cuộc thương khó của Chúa Giêsu như thế này “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Cha, Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Quả thế, Thiên Chúa yêu con người đến cùng. Đó không phải là thứ tình yêu vị kỷ, cũng chẳng phải là tình yêu chiếm hữu, nhưng đó là thứ tình yêu hướng đến sự sống và hạnh phúc của người mình yêu, đến độ chịu chết cho người mình yêu, máu cùng nước chảy ra.
Suốt cả cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, nhờ vâng theo thánh ý Chúa Cha cho đến cùng, Đức Giêsu đã chuộc lại cho con người những gì là của họ. Đó là khả năng lơn lên trong ân sủng, để rồi một ngày chúng ta được tham dự vào tình yêu nơi sự sống thần linh của Thiên Chúa.
Khi chiêm ngắm cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi yêu Chúa và yêu tha nhân cho đến cùng. Không phải yêu rồi để đó, để cất trong lòng, nhưng nói ra, phải bày tỏ, phải hành động cho người mình yêu.
“Yêu tha thiết, như thế vẫn chưa đủ. Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần. Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái. (Phải nói, Xuân Diệu)
Khi đức Giêsu phục sinh hiện ra và bảo Tôma hãy xỏ ngón tày vào lỗ đinh, hay xỏ bàn tay vào cạnh sườn người. Tôma đã thốt lên rằng “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Hồng Y Tagle giả thích rằng, nếu chúng ta không chạm tới nỗi đau của nhân loại, nếu chúng ta không quan tâm đến những người đau khổ, nếu chúng ta không động lòng trắc ẩn với những kẻ bé mọn của Cháu, thì chúng ta không có quyền gọi “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Và chính đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nói đó là tiêu chuẩn để Thiên Chúa phán xét chúng ta. Ngài không phán xét dựa trên tội lỗi chúng ta, nhưng dựa trên cách chúng ta yêu thương những cảnh đời bé nhỏ.
Đức Giáo Hoàng còn đặc biệt nhắn nhủ những tu sỹ dòng Thương Khó Chúa Giêsu rằng, khi anh em chiêm ngắm Đức Giêsu chịu đóng đinh, khi an hem chiêm ngắm dấu đinh và cạnh sườn bị đâm thâm của Đức Giêsu, chính Ngài đã phục sinh và không còn chết trong thân xác của Ngài nữa, nhưng Ngài đã nhập thể để chịu đau khổ và chịu chết lần nữa những những đau khổ của con người (Thông điệp gửi bề trên tổng quyền của Hội Dòng Thương Chúa Giêsu nhân dịp cử hành năm thánh - kỷ niệm 300 năm của Hội Dòng).
Như vậy, trong những tuần thánh này, người tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu nói riêng và tất cả mọi người nói chúng, chúng ta suy niệm về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đồng thời mỗi chúng ta cần phải tra vấn lại đời sống của mình. Có bao giờ ta quên yêu thương anh em mình? Có bao giờ ta quên những cảnh đời bất hạnh? Có bao giờ ta quên quan tâm, thăm viếng, an ủi những kẻ bé mọn của Thiên Chúa? Xin Chúa thêm sức để chúng ta có thể yêu thương anh em đến cùng như chính Ngài đã yêu thương chúng ta.